Rượu miền tây từ lâu được xem như là một trong những món đặc sản ở xứ này. Nhắc đến đặc sản rượu ở miền sông nước không thể không bàn về độ phong phú và đa dạng của nó ví dụ như: Rượu Đế Gò Đen, Rượu Sen Đồng Tháp Mười, Rượu Dừa Bến Tre,…Còn chần chờ gì nữa, mời bạn xem ngay bài viết sau đây của Rượu Plus để tìm hiểu đặc điểm về thành phần của top 7 loại rượu ngon nức tiếng miền tây hiện nay nhé!
7 Loại Rượu Ngon Miền Tây
Nếu bạn có dịp ghé thăm các tỉnh hoặc thành phố thuộc khu vực Đồng bằng sông Cửu Long. Ngoài việc tham quan tìm hiểu về văn hóa, con người, cảnh vật tại nơi đây thì chắc chắn không thể thiếu việc thưởng thức các món ăn, thức uống đặc sản chỉ có khi đến miền Tây. Các món được làm ra từ chính nguyên liệu được trồng trọt do chính người dân địa phương thu hoạch và sản xuất. Vậy còn chần chờ gì nữa, cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây của Rượu Plus về top 7 loại rượu đặc sản miền Tây ngon “nứt vách” hiện nay nhé!
Rượu Đế Gò Đen
Nhắc đến rượu Long An không thể không nhắc đến rượu đế Gò Đen nổi tiếng của huyện Bến Lức. Tên gọi này bắt nguồn từ khi thực dân Pháp độc quyền ngành rượu. Người dân trong làng buộc phải sơ chế và nấu rượu lậu, vật đựng thường là bóng heo hoặc giấu trong đám cỏ đế vì vậy rượu được người dân trong làng gọi luôn là Rượu đế.
Thành phần chính được dùng để nấu loại rượu này là nếp thường hoặc nếp than nguyên chất không lẫn gạo. Đặc biệt loại nếp được dùng phải được chọn lựa kỹ, chọn những hạt tròn, mẩy, có mùi thơm, trắng đục, đều thì khi nấu xong mới cho ra thành phẩm ngon.
Sau khi nếp được nấu chín để ngoài cho nguội rồi rắc men từ từ vào ủ. Tiếp đến cho nước vào ủ trong khoảng 2-3 ngày là có thể dùng được. Màu sắc của rượu khi cho ra sẽ phụ thuộc vào loại nếp mà bạn chọn nếu chế biến bằng nếp thường thì cho ra màu rượu trắng, bằng nếp than sẽ cho ra màu rượu nâu đỏ. Loại rượu đế Gò Đen này thường có nồng độ cồn tương đối cao, thường từ 40 đến 55 độ.
Hiện nay, theo quy định nhà nước về giới hạn nồng độ các chất hóa học (Aldehyde, Methanol…) có trong rượu, người sản xuất bắt đầu đa dạng hóa phương thức sản xuất bằng việc thay vì sử dụng nồi đun thì thay bằng chưng cất rượu bằng nồi điện, và thực hiện chế độ lọc khử độc rượu nhằm giảm nồng độ các chất hóa học gây hại trong rượu.
Đọc thêm: Những Kiến Thức Về Rượu Mà Ai Cũng Cần Biết
Rượu Sen Đồng Tháp Mười
Khi đã nhắc đến Đồng Tháp không thể không nhắc đến câu nói thân thuộc “Tháp Mười đẹp nhất bông sen”, thật vậy người dân Đồng Tháp tự hào về quê hương của mình nổi tiếng với những đồng sen bao la, bát ngát loài hoa được chọn làm quốc hoa của nước Việt Nam.
Chính vì sen là một lợi thế nên tất cả bộ phận của cây sen đều được tận dụng để sản xuất. Đặc biệt, các bộ phận như hạt sen, củ sen, tâm sen có thể được dùng để nấu rượu, đây cũng được xem là món đặc sản người dân thường dùng để đãi khách khi có dịp ghé thăm Đồng Tháp.
Rượu Sen được người dân ở đây nấu theo công thức lưu truyền từ xa xưa. Nguyên liệu làm rượu sen là hạt sen, củ sen, tâm sen, gạo nếp và men bột sen. Rượu sen hay còn được gọi là “Hồng Sen Tửu” thường được ủ trong 3 – 6 tháng, có mùi vị thơm đặc trưng của sen rất thích hợp khi dùng trong các bữa tiệc để chiêu đãi bạn bè.
Một số lưu ý nhỏ cho bạn để làm rượu sen ngon đó là nên chọn thu hoạch những nhụy sen từ sáng sớm vì khi ấy nhụy sen vẫn còn hấp thụ những giọt sương còn đọng lại. Điều này sẽ giúp cho nguyên liệu được đảm bảo được tươi ngon cho ra thành phẩm rượu có chất lượng tốt nhất.
Ngoài ra, khi đã hoàn thành khâu chế biến cho ra thành phẩm, nên chọn những vật dùng để ủ có độ kín tốt như: bình có nắp đậy, chum đất hoặc chum sành đậy kín lại rồi cất vào một nơi cố định hoặc chôn xuống đất. Điều này giúp những giọt rượu có thể lên men tốt nhất mang đậm hương vị đặc biệt của sen.
Rượu Dừa Bến Tre
Rượu dừa Bến Tre được đánh giá là ngon nhất trong các loại rượu ngon tại Miền Tây vì rượu dừa đã khẳng định được thương hiệu của mình đến người tiêu dùng ngày nay. Rượu dừa đặc sản Bến Tre ngày càng được nhiều người biết đến và đi vào lòng người vì hương vị ngọt ngào mà the the cay cay từ cổ họng xuống đến tận đáy lòng khi thưởng thức.
Nguyên liệu dùng để chế biến món rượu này bao gồm: dừa khô, rượu nếp, giấy bạc hoặc màng bọc thực phẩm. Đặc biệt, loại rượu này thường được đựng trong chính trái dừa để ủ cho lên men. Một số lưu ý quan trọng trong khâu chọn lựa nguyên liệu để làm món này đó là không nên chọn trái dừa còn non, ưu tiên chọn nếp ngon loại 1 dùng để ủ rượu. Sau khi chế biến rượu dừa được ủ cho lên men khoảng từ 25 – 30 ngày là có thể dùng được
Rượu Xuân Thạnh
Nếu có dịp đi Miền Tây và ghé ngang Trà Vinh, ai ai cũng lận lưng cho cho mình một chai rượu Xuân Thạnh. Không chỉ để thưởng thức, nếm thử, nhiều người chọn mua rượu làm quà biếu vào các dịp lễ Tết, việc gia đình.
Đối với người sành rượu, rượu Trà Vinh cũng luôn là lựa chọn lý tưởng cho những cuộc “trà dư tửu hậu” với bạn bè. Với những người lớn tuổi ở miền Tây, trước mỗi bữa ăn sẽ có một ly rượu để cho tiêu cơm. Xưa kia nó còn được nấu để dành cho các dịp trang trọng như cúng tế, lễ hội. Rượu không gây khó chịu hay đau đầu cho người uống, không có cảm giác cháy ruột, dễ uống. Hiện nay, rượu này có 3 loại chính trên thị trường:
- Rượu Xuân Thạnh Lão Tửu 20 – 29 độ, nấu từ nếp than, có màu đỏ nhạt
- Rượu chuối hột Xuân Thạnh: Giống với các loại rượu tây như: rượu Whisky, rượu Vodka,…Loại rượu này được làm ra từ nếp trắng và chuối hột, nồng độ cồn từ 29 – 40 độ. Không thể không nhắc đến loại rượu này trong giới người sành rượu. Loại này luôn là lựa chọn tối ưu trong những buổi gặp mặt, và còn là một trong những món quà sang trọng trong dịp lễ, Tết
- Rượu Xuân Thạnh loại 60 độ được làm ra từ thành phần chính là nếp trắng, mang một màu trong vắt và nồng độ cồn
Rượu Phú Lễ
Rượu Phú Lễ là loại rượu Bến Tre được nấu từ hai nguyên liệu chính là gạo nếp và men rượu từ lâu đã vang danh khắp cả nước và được công nhận là một trong tam đại tửu của miền Tây gồm:
- Rượu Phú Lễ (Bến Tre)
- Rượu Xuân Thạnh (Trà Vinh)
- Rượu Gò Đen (Long An)
Rượu Phú Lễ được nấu từ loại nếp dẻo được trồng dài ngày cùng với những loại men được chế biến đặc biệt theo các công thức lưu truyền của người dân nơi đây. Rượu Phú Lễ được du khách tham quan và dùng thử đánh giá cao khi sử dụng vì mang đến cho họ những cảm nhận thật khác lạ với hương vị thơm ngon độc đáo.
Rượu Sim Phú Quốc
Có một điểm đặc biệt mà có thể bạn chưa biết đó là hiện nay quả sim chỉ trồng được tại Phú Quốc. Vì vậy, món rượu sim trở thành đặc sản duy nhất chỉ có tại Phú Quốc – Kiên Giang, và chắc chắn khi có dịp đến thì bạn hãy thử qua món rượu đặc biệt này nhé. Quá trình nấu rượu sim vô cùng hấp dẫn, nguyên liệu được chọn để ủ là sim rừng, sau đó áp dụng công thức lên men thủ công cùng công nghệ hiện đại đã tạo nên một loại rượu sim có hương vị thơm ngon ấn tượng.
Chính vì sự độc nhất của loại rượu này do đó thường được nhiều du khách lựa chọn làm quà sau mỗi chuyến du lịch. Ngoài ra, không chỉ được dùng để uống, dùng làm quà để biếu tặng, thì rượu Sim Phú Quốc còn phát huy nhiều công dụng hữu ích khi sử dụng với liều lượng hợp lý hỗ trợ tốt cho sức khoẻ như:
- Kích thích tiêu hóa
- Giảm đau nhức
- Cải thiện tuần hoàn máu
- Chống lão hóa
- Giảm quá trình xơ vữa động mạch.
Rượu Mận Cần Thơ
Rượu mận đặc sản Cần Thơ còn được gọi bằng cái tên thương hiệu Rượu Mận Sáu Tia. Cũng như bao loại rượu trái cây khác được trải qua quá trình lên men, nhưng lại đặc biệt là chính ở hương vị của loại mận hồng đào đá trứ danh miền Tây sông nước. Những trái mận được hái, nghiền nhỏ một cách cẩn thận rồi mang đi ủ mạch nha theo công thức riêng biệt của ông Sáu Tia.
Rượu tuyệt đối không được pha tạp chất, hóa chất phụ gia, cồn nên càng để lâu rượu sẽ mang hương vị ngon hơn mà không bị hư. Chén rượu mận có màu trắng đục, vị ngọt thanh của mận và hương thơm độc đáo, đem lại cảm giác mê hoặc cho người thưởng thức.
Và đó là tất cả những gì mà Rượu Plus muốn chia sẻ với bạn về những món rượu miền tây đậm chất văn hóa người Việt Nam. Hy vọng với những gì đã nói trên, sẽ giúp bạn phần nào hiểu hơn phần nào câu chuyện về nguồn gốc, thông tin và cách làm loại rượu này.